Danh mục Tư vấn

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Thời kỳ mang thai được xem là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ. Nhiễm trùng tiểu thai kỳ chia làm 3 loại:
- Nhiễm khuẩn không triệu chứng
- Viêm bàng quang
- Viêm thận – bể thận cấp
Đối với viêm bàng quang, bệnh nhân thường có các triệu chứng:
- Đái buốt, đái dắt, có khi đái ra máu mủ cuối bãi.
- Bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng, đau rát khi tiểu, có thể sốt nhẹ nhưng thường thì không sốt, người mệt mỏi khó chịu.
- Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận - bể thận cấp
Đối với viêm thận-viêm bể thận cấp các triệu chứng thường thấy bao gồm:
- Sốt cao 39oC – 40oC kèm theo rét run, mạch nhanh.
- Thể trạng thai phụ bị suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì
- Thai phụ thường cảm thấy đau vùng thắt lưng bên phải, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.
Viêm thận - bể thận cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm mẹ. Thai phụ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây nên tình trạng suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp,...
Nhiễm trùng tiểu điều trị như thế nào?
Đối với những thai phụ bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang thì phương pháp điều trị bao gồm:
- Điều trị ngoại trú, chỉ định bệnh nhân sử dụng kháng sinh phối hợp điều chỉnh chế độ ăn uống.
Kháng sinh được ưu tiên lựa chọn để điều trị viêm niệu đạo và bàng quang là các kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, đây là nhóm thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Uống nhiều nước, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Trường hợp viêm thận - bể thận cấp được điều trị bằng cách: Điều trị tích cực tại bệnh viện dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Theo: Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu

Tin khác