CẨM NANG VỆ SINH VÙNG KÍN ĐÚNG CÁCH
1, Hướng dẫn cách vệ sinh hàng ngày đúng cách
Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Không nên xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.
Không lạm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.
Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, lau khô bằng khăn sạch thậm chí có thể sấy khô vùng kín để tránh ẩm ướt.
Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, nước chè xanh, nước lá trầu không tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu, tốt nhất là chọn đúng dung dịch vệ sinh vùng kín cân bằng pH và dùng an toàn cho phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín.
Thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt. Tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây. Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
2, Hướng dẫn vệ sinh trong những ngày "đèn đỏ" đúng cách
Với băng vệ sinh thông thường, nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 giờ/lần.
Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.
Không được để lâu hơn thời gian quy định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao. Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín.
3, Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín thông thường khi để không bị viêm nhiễm
Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần 1 ngày bằng nước sạch, nên sử dụng nước ấm hoặc các dung dịch vệ sinh phụ nữ được khuyên dùng
Khi rửa nên chú ý các kẽ và mép của âm đạo, không được thụt rửa nước hay xà phòng vào sâu bên trong vùng kín.
Lưu ý cần tránh rửa vùng kín bằng xà phòng, hoặc ngâm mình trong bồn tắm nhiều xà phòng
Không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín
Không rửa dung dịch vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày
Đối với quần lót thì quần lót thay ra phải giặt ngay, không ngâm, không giặt chung với các đồ khác để tránh vi khuẩn lây nhiễm và sinh sôi.
Hạn chế dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên nhất là những loại băng vệ sinh có mùi thơm. Thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày sẽ làm bí bách, các chất dịch càng tiết ra nhiều, mùi thơm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi thậm chí gây dị ứng.
4, Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục để không bị viêm nhiễm
Cần vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh cũng như khử mùi hôi sau khi “sinh hoạt”.
Trước khi quan hệ:
Trước khi quan hệ 30 phút, phải tắm rửa và vệ sinh bộ phận sinh dục.
Không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín
Nên dùng nước sôi để nguội rửa, rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, hoặc khăn sạch.
Nghiêm cấm không rửa từ sau ra trước, tránh vi khuẩn xâm nhập
Sau khi quan hệ
Không được rửa vùng kín ngay vì lúc này, vi khuẩn xâm nhập vào rất dễ
Chỉ nên rửa sau ít nhất 30 phút và phải chú ý vệ sinh một cách thật nhẹ nhàng
Đặc biệt không nên dùng dung dịch vệ sinh hay xà phòng để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo bởi có thể gây nhiễm trùng ngược, khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng và khó chữa.
Những quy tắc tưởng chừng đơn giản này nhưng không phải chị em nào cũng biết, hoặc là biết mà coi nhẹ. Ngoài ra, lựa chọn đúng dung dịch vệ sinh phụ nữ cân bằng PH âm đạo, an toàn cho làn da, chống viêm phụ khoa cũng cần được tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Cre: Sức khỏe và Đời sống
Tin khác
- 5 Bước Chăm Sóc Da Chuẩn Khoa Học Giúp Làn Da Luôn Rạng Rỡ
- CHĂM SÓC DA DÀNH CHO BÀ BẦU: AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
- "DA ĐẸP CĂNG BÓNG VÀO MÙA ĐÔNG? ĐỌC NGAY NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM!"
- "Mẹ Bầu Đừng Bỏ Qua: 5 Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Mùa Đông An Toàn và Hiệu Quả!"
- "Top 7 Dưỡng Chất Vàng Cho Mẹ Bầu – Ăn Gì Để Con Khỏe Ngay Từ Trong Bụng?"
- BỔ SUNG CANXI CHUNG VỚI SẮT – “SAI LẦM KINH ĐIỂN” MẸ BẦU NÊN TRÁNH!
- KHÔNG CHO BẤT KỲ AI DÙNG CHUNG 6 ĐỒ VẬT NÀY KẺO LÂY NHIỄM BỆNH TẬT: HIV, BỆNH TÌNH DỤC...
- VITAMIN D KHÔNG CHỈ CHO XƯƠNG PHÁT TRIỂN MÀ CÒN NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH, GIẢM TỶ LỆ DỊ ỨNG, HEN SUYỄN...
- NẾU ĐANG CÓ BỆNH NỀN DƯỚI ĐÂY, BẠN CÓ NGUY CƠ CAO MẮC COVID-19
- TƯ VẤN CHĂM SÓC TRƯỚC KHI MANG THAI
- ACID FOLIC (VITAMIN B9): NÊN UỐNG TRƯỚC KHI MANG THAI
- NHỮNG BỆNH NÀO ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT ĐẾN TÍNH CÁCH?
- TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH KHI ĐANG THỰC HIỆN CÁCH LY XÃ HỘI
- SỐT Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT
- BỆNH TỔ ĐỈA CÓ LÂY KHÔNG?
- Trước mang thai nên tiêm vacxin gì ? khi nào ? Đã từng tiêm thì sao ? nhỡ có thai trong khi tiêm thì sao ?
- SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ CÁ NHÂN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN SARS-CoV 2 CHO BÁC SĨ SIÊU ÂM SẢN PHỤ KHOA
- Phát hiện thuốc có thể giảm 5.000 lần ARN của nCoV
- BỆNH VẢY NẾN – NGUYÊN NHÂN, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
- CANXI NÊN UỐNG TRƯỚC HAY SAU ĂN? BUỔI SÁNG HAY BUỔI TỐI?
- COVID19-MANG THAI CHO CON BÚ: THÔNG ĐIỆP CHO BỆNH NHÂN
- 4 NHÓM DINH DƯỠNG MẸ BẦU BUỘC PHẢI BIẾT ĐỂ PHÒNG COVID-19 HIỆU QUẢ
- CHỐNG ĐỠ VIRUS-COVID19 BẰNG SỮA MẸ
- COVID-19 VÀ THAI KÌ
- Bà bầu thiếu máu nên uống thuốc gì?
- Dinh dưỡng trong suốt thai kỳ: Những điều cần biết
- Khi nào là thời gian tốt nhất để uống Vitamin?
- Bà bầu không nên uống sắt và canxi cùng lúc
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu trong suốt thai kỳ
- Các vị trí trên cơ thể dễ bị viêm nang lông
- Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng
- Nguyên nhân gây viêm nang lông vùng kín
- Viêm da cơ địa: Những điều cần biết
- Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh ghẻ
- BỆNH ZONA - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, CÁCH ĐIỀU TRỊ
- Rụng tóc nhiều vì sao
- ÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM DA QUANH MIỆNG
- Ung thư da : Nguyên nhân , triệu chứng và cách điều trị
- “GIẢI MÔ TIA UV & CÁC CHỈ SỐ KEM CHỐNG NẮNG