PHỤ NỮ SAU SINH NÊN CHĂM SÓC DA THẾ NÀO?
PHỤ NỮ SAU SINH NÊN CHĂM SÓC DA THẾ NÀO?
Đối với các chị em phụ nữ, việc "tân trang" lại làn da sau hành trình 40 tuần mang thai và sinh nở là nhu cầu chính đáng.
Những thay đổi về nội tiết có thể làm gia tăng tuyến dầu, tuyến mồ hôi, tăng sắc tố da và thay đổi hệ miễn dịch cùng với việc thiếu ngủ, sinh hoạt xáo trộn do có thêm "thành viên mới" làm da xuất hiện mụn trứng cá, sạm nám, khô, thô ráp, da dễ bị kích thích hoặc nhạy cảm hơn…
Để các "mẹ bỉm sữa" có được làn da mịn màng, khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé, tự tin quay lại công sở sau thời kỳ hậu sản, ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú - Phó Trưởng Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP. HCM điểm qua 4 lưu ý trong việc chăm sóc da cho phụ nữ sau sinh dưới đây:
Rửa sạch mặt với các sản phẩm dịu nhẹ
Các chị em phụ nữ sau sinh thường có mùi "bà mẹ bỉm sữa" do cả ngày vật lộn với vai trò làm mẹ, cơ thể bám đầy mùi chua bột sữa, mùi tã bẩn của em bé và cả mùi mồ hôi, mùi sữa tiết ra của chính mình…
Hãy tắm mỗi ngày ít nhất một lần và tương tự như vậy, cần rửa mặt sạch hai lần một ngày với nước ấm, không nên sử dụng nước quá nóng sẽ gây khô da. Sau khi lau khô bằng khăn mềm, bôi ngay kem dưỡng ẩm.
Lưu ý, việc làm sạch da là cần thiết nhưng không nên làm sạch quá mức với các sản phẩm nhiều xà phòng và chất tẩy, do sẽ làm mất đi các lớp dầu cần thiết trên da, dẫn đến tuyến dầu bị kích thích sản xuất quá mức có thể gây mụn trứng cá. Đồng thời, đây là thời điểm da bạn khá nhạy cảm cần chọn các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da.
Sử dụng kem dưỡng phù hợp
Việc mang thai và sinh con có thể làm thay đổi tình trạng da, ví dụ như bóng nhờn hơn, nhạy cảm hơn hoặc thậm chí xuất hiện mụn và nám da. Tùy tình trạng da sẽ có các loại kem bôi phù hợp.
Ví dụ da khô ráp cần cung cấp độ ẩm nhiều hoặc cần phục hồi hàng rào bảo vệ da, có thể bôi axit hyaluronic, vitamin B, và ngược lại da nhờn dầu nhiều nên bôi axit alpha hydroxy, axit lactic, axit glycolic.
Ngoài ra, cũng có thể bôi các retinoid - dẫn xuất của vitamin A như Retinyl Palmitate hoặc Retinaldehyde hoạt lực thấp để điều trị mụn trứng cá, nám da hoặc rạn da.
Sử dụng kem chống nắng vật lý
Rất nhiều phụ nữ bị nám da trong quá trình mang thai và kéo dài đến sau khi sinh. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm nặng thêm tình trạng nám da, vì vậy việc sử dụng kem chống nắng là cần thiết.
Da có thể trở nên nhạy cảm hơn sau sinh, do đó ưu tiên chọn kem chống nắng vật lý phổ rộng, SPF lớn hơn 30, chứa titan dioxide hoặc kẽm oxit thay cho kem chống nắng hóa học.
Duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp
Vì bạn không được ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ do em bé thường thức giấc nhiều lần trong đêm, bạn nên tranh thủ ngủ nhiều nhất có thể, cố gắng ngủ bất cứ khi nào bé ngủ.
Bổ sung chế độ ăn nhiều rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bắp, cải bó xôi, củ cải đường và cà rốt... Những loại rau này rất giàu vitamin và các chất chống oxy hóa sẽ giúp bạn có làn da khỏe mạnh.
Nguồn: Báo Điện tử VTV
Tin khác
- 5 Bước Chăm Sóc Da Chuẩn Khoa Học Giúp Làn Da Luôn Rạng Rỡ
- CHĂM SÓC DA DÀNH CHO BÀ BẦU: AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
- "DA ĐẸP CĂNG BÓNG VÀO MÙA ĐÔNG? ĐỌC NGAY NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM!"
- "Mẹ Bầu Đừng Bỏ Qua: 5 Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Mùa Đông An Toàn và Hiệu Quả!"
- "Top 7 Dưỡng Chất Vàng Cho Mẹ Bầu – Ăn Gì Để Con Khỏe Ngay Từ Trong Bụng?"
- BỆNH BẠCH HẦU, CĂN BỆNH CŨ TRỞ VỀ…
- XỬ LÝ TRỤC TRẶC Ở DA DO ĐEO KHẨU TRANG KÉO DÀI
- LÀM NGAY 5 TIPS DƯỚI ĐÂY ĐỂ CẢI THIỆN LÀN DA TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
- VITAMIN E CÓ LÀM ĐẸP DA?
- BẠN CÓ BIẾT MÌNH THUỘC TUÝP DA NÀO
- DINH DƯỠNG VÀ CÂN NẶNG KHI MANG THAI
- LƯU Ý CHĂM SÓC DA MÙA NẮNG NÓNG
- ĂN ĐƯỜNG THẾ NÀO KHI MANG THAI?
- LÀN DA TRONG THAI KÌ
- QUE THỬ RỤNG TRỨNG
- VƯỢT QUA TRẦM CẢM KHI MANG THAI
- GIÚP BẠN THÊM KIẾN THỨC ĐỂ MANG THAI VÀ SINH NỞ AN TOÀN
- 8 BỆNH VỀ DA DỄ MẮC TRONG MÙA HÈ NẮNG NÓNG
- HƯỚNG DẪN BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ
- PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG VỚI CÁC LOẠI THỰC PHẨM QUEN THUỘC
- 16 BỆNH THƯỜNG GẶP KHI MANG THAI MẸ BẦU CẦN BIẾT
- CHĂM SÓC VÚ KHI MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
- SO SÁNH NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC ĂN CÁ VÀ UỐNG VIÊN DẦU CÁ
- THAI PHỤ LÀM GÌ KHI LÊN CƠN SỐT?
- 10 THÓI QUEN KHIẾN DA BỊ LÃO HÓA NHANH CHÓNG
- Khám tư vấn tiền hôn nhân - tiền thai
- RA HUYẾT TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ - CHỚ LO LẮNG QUÁ!
- NHỮNG THUỐC TRỊ MỤN KHI MANG BẦU GÂY NGUY HIỂM CHO BÀO THAI, CÁCH TRỊ MỤN KHI MANG THAI?
- KHUYẾN CÁO MỚI NHẤT CỦA FDA VỀ “CÁ” ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI VÀ TRẺ NHỎ
- LỰA CHỌN KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN HIẾU KHÍ
- DINH DƯỠNG CHO TIỂU ĐƯỜNG THAI KÌ
- CẨM NANG VỆ SINH VÙNG KÍN ĐÚNG CÁCH
- BỔ SUNG CANXI CHUNG VỚI SẮT – “SAI LẦM KINH ĐIỂN” MẸ BẦU NÊN TRÁNH!
- KHÔNG CHO BẤT KỲ AI DÙNG CHUNG 6 ĐỒ VẬT NÀY KẺO LÂY NHIỄM BỆNH TẬT: HIV, BỆNH TÌNH DỤC...
- VITAMIN D KHÔNG CHỈ CHO XƯƠNG PHÁT TRIỂN MÀ CÒN NÂNG CAO HỆ MIỄN DỊCH, GIẢM TỶ LỆ DỊ ỨNG, HEN SUYỄN...
- NẾU ĐANG CÓ BỆNH NỀN DƯỚI ĐÂY, BẠN CÓ NGUY CƠ CAO MẮC COVID-19
- TƯ VẤN CHĂM SÓC TRƯỚC KHI MANG THAI
- ACID FOLIC (VITAMIN B9): NÊN UỐNG TRƯỚC KHI MANG THAI
- NHỮNG BỆNH NÀO ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT ĐẾN TÍNH CÁCH?
- TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH KHI ĐANG THỰC HIỆN CÁCH LY XÃ HỘI
- SỐT Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT
- BỆNH TỔ ĐỈA CÓ LÂY KHÔNG?
- Trước mang thai nên tiêm vacxin gì ? khi nào ? Đã từng tiêm thì sao ? nhỡ có thai trong khi tiêm thì sao ?
- SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ CÁ NHÂN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN SARS-CoV 2 CHO BÁC SĨ SIÊU ÂM SẢN PHỤ KHOA
- Phát hiện thuốc có thể giảm 5.000 lần ARN của nCoV
- BỆNH VẢY NẾN – NGUYÊN NHÂN, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
- CANXI NÊN UỐNG TRƯỚC HAY SAU ĂN? BUỔI SÁNG HAY BUỔI TỐI?
- COVID19-MANG THAI CHO CON BÚ: THÔNG ĐIỆP CHO BỆNH NHÂN
- 4 NHÓM DINH DƯỠNG MẸ BẦU BUỘC PHẢI BIẾT ĐỂ PHÒNG COVID-19 HIỆU QUẢ
- CHỐNG ĐỠ VIRUS-COVID19 BẰNG SỮA MẸ
- COVID-19 VÀ THAI KÌ
- Bà bầu thiếu máu nên uống thuốc gì?
- Dinh dưỡng trong suốt thai kỳ: Những điều cần biết
- Khi nào là thời gian tốt nhất để uống Vitamin?
- Bà bầu không nên uống sắt và canxi cùng lúc
- Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu trong suốt thai kỳ
- Các vị trí trên cơ thể dễ bị viêm nang lông
- Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng
- Nguyên nhân gây viêm nang lông vùng kín
- Viêm da cơ địa: Những điều cần biết
- Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh ghẻ
- BỆNH ZONA - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, CÁCH ĐIỀU TRỊ
- Rụng tóc nhiều vì sao
- ÌM HIỂU VỀ BỆNH VIÊM DA QUANH MIỆNG
- Ung thư da : Nguyên nhân , triệu chứng và cách điều trị
- “GIẢI MÔ TIA UV & CÁC CHỈ SỐ KEM CHỐNG NẮNG