Danh mục Tư vấn

Rậm lông bất thường cảnh báo bệnh gì?

RẬM LÔNG BẤT THƯỞNG&CẢNH BÁO BỆNH LẠ?
1. Nguyên nhân gây rậm lông bất thường
Rậm lông thường phát triển ở các vị trí mặt, râu, ria mép, cằm, lưng, cổ, ngực, đùi....Lớp lông đen và dày có thể khiến bạn cảm thấy tự ti, đặc biệt là phụ nữ. Nguyên nhân gây tình trạng lông tăng trưởng quá nhiều trên cơ thể do nồng độ androgen cao quá mức. Thông thường, androgen tiết ra từ tuyến thượng thận và buồng trứng với lượng rất nhỏ. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến androgen tăng quá mức sẽ khiến cơ thể gặp phải tình trạng rậm lông, mọc mụn, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân... Ngoài ra một số trường hợp rậm lông do nguyên nhân tự phát như: Dùng thuốc nội tiết kéo dài, thuốc tránh thai, tăng prolactin trong máu...
 
Rậm lông xảy ra ở 5 - 10% nữ giới. Một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh rậm lông bao gồm:
 
Tiền sử gia đình.
Các bệnh lý gây rậm lông như hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sản thượng thận bẩm sinh....
Do chủng tộc và vị trí địa lý: Phụ nữ vùng Trung Đông, Nam Á và Địa Trung Hải có tỷ lệ rậm lông tự phát cao hơn những khu vực khác.
2. Tình trạng rậm lông bất thường cảnh báo bệnh gì?
Rậm lông bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý dưới đây:
 
Hội chứng buồng trứng đa nang:
 
Hội chứng buồng trứng đa nang do sự mất cân bằng hormone giới tính, khiến kinh nguyệt không đều, béo phì, u nang buồng trứng, thậm chí là vô sinh. Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng rậm lông.
 
Hội chứng Cushing:
 
Hội chứng Cushing là tình trạng cơ thể tiếp xúc với hormone cortisol nồng độ cao. Đây là loại hormone tham gia vào phản ứng căng thẳng của cơ thể, hormone cortisol phát triển khi tuyến thượng thận tăng quá nhiều cortisol hoặc do dùng thuốc cortisol trong thời gian dài. Việc tăng mức cortisol khiến sự cân bằng của hormone giới tính bị phá vỡ, dẫn đến rậm lông.
 
Tăng sản thượng thận bẩm sinh:
 
Tăng sản thượng thận bẩm sinh là hiện tượng tuyến thượng thận sản xuất bất thường hormon steroid, bao gồm cả cortisol và androgen.
 
Khối u:
 
Rậm lông có thể xảy ra do một khối u tiết androgen trong tuyến thượng thận hoặc buồng trứng.
 
Bệnh Hypertrichosis (Hội chứng “người sói”)
 
Bệnh Hypertrichosis là một trong những căn bệnh hiếm gặp. Người mắc bệnh sẽ có khuôn mặt và cơ thể bao phủ bởi lông, dù vẫn khỏe mạnh như người bình thường.
 
3. Làm thế nào khi bị rậm lông?
Rậm lông là tình trạng liên quan đến nội tiết cơ thể. Do đó để điều trị rậm lông cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
 
Điều trị rậm lông không dùng thuốc: Các phương pháp khắc phục tình trạng rậm lông bao gồm: Tẩy lông, Cạo lông, Tẩy sáp, Liệu pháp laser, Nhổ lông, Triệt lông, Bôi thuốc dạng kem: ...
 
Điều trị rậm lông bằng hóa chất: Trong trường hợp rậm lông ở vùng giới hạn, có thể khắc phục bằng cách dùng hóa chất để làm rụng lông như: Điện phân; Laser trị liệu, dùng xung điện....
 
Điều trị rậm lông bằng thuốc: Thuốc ức chế sản xuất androgen; Thuốc tránh thai chứa hormone estrogen và progestin điều trị rậm lông do androgen ức chế sản xuất bởi buồng trứng....
 
Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng rậm lông bằng cách:
 
Tái khám đúng lịch để theo dõi diễn tiến bệnh.
Không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Giảm cân có thể giúp giảm triệu chứng rậm lông.
Không sử dụng thuốc chứa hormone sinh dục nam nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Cần có thời gian để thuốc điều trị phát huy tác dụng. Do đó cần đợi 3 - 6 tháng để khắc phục bệnh rậm lông. Trường hợp việc điều trị không hiệu quả, cần liên lệ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguồn:#Vinmec

Tin khác